skip to Main Content
Menu

Sang tên sổ đỏ theo di chúc như thế nào

Chào luật sư công ty luật Việt Hưng, tôi muốn hỏi sang tên sổ đỏ theo di chúc như thế nào? do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên tôi phải đi làm ăn xa nhà đã lâu. Hiện nay tôi cũng đã lập gia đình và ở trong thanh phố Hồ Chí Minh. Cách đây hơn 2 năm bố mẹ tôi tuổi già đã mất và có để lại di chúc được xã (nay là phường) của tỉnh Bắc Ninh xác nhận, đóng dấu vào di chúc. Nội dung di chúc là bố mẹ tôi để lại cho tôi mảnh đất, trên đất có một căn nhà cấp 4. Trong gia đình có 5 anh chị em, tôi là con thứ 3, người anh cả muốn được toàn bộ mảnh đất đó thì yêu cầu của người anh cả có đúng không? Nếu tôi muốn thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc thì phải làm thế nào? Nếu người anh cả ngăn cản thì có cách nào thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc không?

Trả lời (mang tính tham khảo)

Để trả lời câu hỏi của bạn, luật Việt Hưng trích dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự 2015 về di chúc và người thừa kế cụ thể:

Điều 609 bộ luật dân sự 2015 quy định về qyền thừa kế như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Theo nội dung của di chúc, bạn là người thừa kế được bố mẹ bạn chỉ định trong di chúc là phù hợp theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Một số vấn đề liên quan tới di chúc mà bố mẹ bạn để lại

Bộ luật sự 2015 quy định về di chúc như sau:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 625. Người lập di chúc

  1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc của bố mẹ bạn để lại được xem là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại điều 630 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Như vậy, nếu di chúc của bố mẹ bạn đáp ứng được cái quy định nêu trên thì người anh cả của bạn không đủ căn cứ để yêu cầu được sử dụng toàn bộ mảnh đất của bố mẹ bạn đã để lại cho bạn theo di chúc.

Giả sử trường hợp bố mẹ bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Trường hợp này thì người anh cả của bạn cũng không thể được sử dụng toàn bộ thửa đất nếu không có sự đồng ý của các đồng thừa kế khác bằng văn bản.

Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc

Để thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc mà bố mẹ bạn để lại bạn cần làm các thủ tục sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;
  • Giấy chứng tử của ông bà nội và ông bà ngoại bạn;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy khai sinh của bạn;
  • Xác nhận không có người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc;
  • Di chúc;
  • Chứng minh/sổ hộ khẩu/căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

2. Tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Bạn có thể tham khảo bài viết Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất theo di chúc hoặc liên hệ với luật sư công ty luật Việt Hưng để được tư vấn thêm về nội dung này.

3. Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc

Sau khi đã hoàn thành Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, bạn chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc gồm:

  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế;
  • Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;
  • Giấy chứng tử của ông bà nội và ông bà ngoại bạn;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy khai sinh của bạn;
  • Xác nhận không có người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc;
  • Di chúc;
  • Chứng minh/sổ hộ khẩu/căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất;
  • Biên lai đóng thuế đất phi nông nghiệp năm gần nhất;

Nộp hồ sơ Sang tên sổ đỏ theo di chúc tại cơ quan tài nguyên môi trường thuộc ủy ban nhân dân huyện/quận nơi có đất và nhận giấy biên nhận nộp hồ sơ và trả kết quả. Đến ngày hẹn trả kết quả bạn có thể liên hệ với bộ phận tiếp nhận hồ sơ để nhận thông báo thuế và nghĩa vụ tài chính khác (trường hợp này của bạn sẽ được miễn thuế tu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ) và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của bạn.

Trên đây, luật sư công ty luật Việt Hưng tư vấn thủ tục Sang tên sổ đỏ theo di chúc. Nếu cần tư vấn thêm bạn có thể email hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Chúc bạn may mắn!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG

VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 6292 4060 

Hotline: 0933 835 886

Website: luatviethung.com

Email: luatviethung01@gmail.com

Back To Top