skip to Main Content
Menu

Vì sao khai nhận di sản thừa kế phức tạp?

Vì sao khai nhận di sản thừa kế phức tạp? Khai nhận di sản thừa kế là gì mà hồ sơ lằng nhằng thế? Không khai nhận di sản thừa kế có được không?

Bài viết tham khảo:

Với nhiều năm tư vấn pháp luật đất đai nhà ở cũng như thừa kế nhà đất thì chúng tôi luôn nhận được phản hồi của khách hàng về sự phức tạp của thủ tục khai nhận di sản thừa kế như:

Nhà đất của bố mẹ cho con cái thôi mà sao lằng nhằng thế?

Pháp luật quy định thừa kế gì mà khó khăn thế…?

Thắc mắc về quy định thừa kế hay khai nhận di sản thừa kế trong quá trình tư vấn và thực hiện thủ tục thì có rất nhiều. Tâm lý của người dân nói chung là luôn muốn đơn giản hóa mọi vấn đề tuy nhiên chính tâm lý đơn giản hóa đó có thể dễ dàng dẫn tới tranh chấp và để giải quyết  hậu quả sẽ khó khăn phức tạp hơn nhiều.

Khai nhận di sản thừa kế được hiểu là gì?

Khai nhận di sản thừa kế được hiểu là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó. Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người. Các luật thừa kế thay đổi liên tục tùy theo cơ cấu xã hội.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.

Theo đó hiểu theo nghĩa thông thường và đơn giản Khai nhận di sản thừa kế là việc người sống – người có thể được hưởng di sản thừa kế làm thủ tục kê khai hồ sơ gồm hồ sơ về tài sản ví dụ như nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, phương tiện giao thông, ô tô, xe máy…là tài sản của người đã chết và hồ sơ người chết – người để lại di sản như giấy chứng tử, giấy xác nhận phần mộ, giấy xác nhận đã chết, họ tên, giấy tờ liên quan tới bố mẹ của người đã chết…và giấy tờ về người có thể được hưởng di sản thừa kế như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, hộ khẩu, giấy khai sinh…để chứng minh quyền thừa kế tài sản do người chết để lại.

Vậy lý do vì sao khai nhận di sản thừa kế phức tạp? Theo chúng tôi có một vài nguyên nhân cơ bản dưới đây:

1. Hồ sơ thừa kế thường để lâu, kéo dài không thực hiện

Ví dụ: Ông A chết năm 2000 và trước khi chết có tài sản là quyền sử dụng đất nhưng tại thời điểm đó gia đình không có điều kiện để xây dựng nhà cửa, làm ăn nên không cần vốn hoặc con cái chưa lớn nên chưa ra ở riêng nên không cần chia đất…dẫn tới sổ đỏ cứ để nguyên không ai đòi hỏi gì. Năm, mười năm sau mới có các biến động nói trên. Lúc này việc tìm lại hồ sơ, lưu giữ hồ sơ trước đây có thể thất lạc

2. Người thừa kế thường đông (nhiều người)

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Giả sử ông A nói trên có cả con chung, con riêng lại đông con (10 người con chẳng hạn) thì việc thu thập hồ sơ của những người nói trên bình thường đã không phải chuyện dễ dàng. Những người nói kể trên có thể người còn sống người đã chết và thường có những người không sống cùng một địa phương và còn rất nhiều lý do khác.

3. Mâu thuẫn, tranh chấp trong quá trình thực hiện khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định hiện hành thì có hai cách phân chia di sản thừa kế và cũng gồm hai thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm: Theo di chúc và theo pháp luật. Nếu có di chúc hợp pháp thì chia di sản thừa theo di chúc, nếu không thì chia theo pháp luật.

Trên thực tế có những người không biết mình là người được hưởng di sản nhưng khi biết thì thường có thể đòi hỏi phần được hưởng cao hơn hoặc trong gia đình, anh em có tranh chấp từ lâu.

Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi liên quan tới câu hỏi vì sao khai nhận di sản thừa kế phức tạp? Nếu quý khách hàng có ý kiến khác có thể để lại ý kiến và chúng tôi cũng rất mong nhận được những ý kiến của khách hàng.

Dịch vụ của Luật Việt Hưng

  • Tư vấn thủ tục thừa kế di sản nhà đất;
  • Tư vấn thủ tục sang tên sổ đỏ do được thừa kế;
  • Tư vấn thừa kế nhà đất có yếu tố nước ngoài
  • Dịch vụ sang tên sổ đỏ
  • Làm sổ đỏ nhà chung cư, dự án…

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG

VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 6292 4060 

Hotline: 0933 835 886

Website: luatviethung.com

Email: luatviethung01@gmail.com

Back To Top