skip to Main Content
Menu

Sang tên sổ đỏ đứng tên người đã chết như nào?

Sổ đỏ đứng tên người đã chết có sang tên được không? Sổ đỏ đứng tên người chết có mua bán được không? Cách sang tên sổ đỏ đứng tên người đã chết, sổ đỏ đứng tên chung của vợ chồng nhưng một người đã chết thì phải làm sao? Sổ đỏ mua chung đứng tên đồng sở hữu nhưng một người đã chết thì phải làm thế nào? Thủ tục sang tên sổ đỏ đứng tên người đã chết như thế nào? Chi phí sang tên sổ hồng có tên người chết là bao nhiêu? Người có tên trên sổ đỏ đã chết mà không để lại di chúc thì phải chia như thế nào…?

Khi người đứng tên trên sổ đỏ đã chết thì không thể thực hiện được giao dịch dân sự do đó phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản do người đã chết để lại. Những người được hưởng di sản của người đã chết được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Ở đây chúng tôi chỉ phân tích đối với trường hợp người đã chết không để lại di chúc.

Để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế (sang tên sổ đỏ từ người chết sang người sống) thì cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Sổ đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng) bản chính
  • Giấy chứng tử của người đã chết
  • CMND/CCCD, giấy khai sinh của những người con của người chết
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ của người nhận di sản với người đã mất
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

Khi đã có hso, người sử dụng đất liên hệ với Văn phòng công chứng tại nơi có đất để làm thủ tục và ra Thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế và niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày làm việc tại UBND phường/xã nơi có đất.

Kết thúc thời gian niêm yết công khai những người thừa kế sẽ ký Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Đồng thời nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai – sang tên sổ đỏ đối với phần di sản đứng tên người chết chuyển sang những người thừa kế hoặc một người đại diện các đồng thừa kế để đứng tên.

Hồ sơ sang tên sổ đỏ từ người chết cho người sống bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động – theo mẫu
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Tờ khai thuế phi nông nghiệp
  • Sổ đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng) bản chính
  • Giấy chứng tử của người đã chết
  • CMND/CCCD, giấy khai sinh của những người con của người chết
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ của người nhận di sản với người đã mất
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

Nơi nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ

Bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc UBND xã/phường nơi có đất.

Hồ sơ hợp lệ sẽ nhận giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

Đến hẹn, người sử dụng đất sẽ nộp các khoản phí theo quy định và nhận kết quả là Sổ đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – lúc này sẽ không còn tên của người đã chết trên sổ đỏ nữa và có thể thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây Luật Việt Hưng tư vấn thủ tục Sang tên sổ đỏ đứng tên người đã chết để khách hàng nắm được. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ thủ tục quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG

VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 6292 4060 

Hotline: 0933 835 886

Website: luatviethung.com

Email: luatviethung01@gmail.com

Back To Top