Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại Đắk Nông
Ông, bà, bố, mẹ hay có người trong gia đình mất để lại nhà đất hoặc các tài sản khác như sổ tiết kiệm tại ngân hàng, cổ phiếu…làm thế nào để chúng ta có thể sang tên và nhận những tài sản đó. Khi đó chúng ta phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Ở bài viết này Luật Việt Hưng tư vấn và hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại Đắk Nông. Để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất thì người hưởng di sản thừa kế cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ giấy tờ dưới đây:
1. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại Đắk Nông
Đối tượng | Thành phần hồ sơ | Loại hồ sơ |
Người để lại di sản (Người chết) | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | Bản chính/bản sao |
Di chúc (nếu có) | Bản chính/bản sao | |
Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết | Bản chính/bản sao | |
Giấy khai sinh của người để lại di sản thừa kế hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh tương đương | Bản chính/bản sao | |
Giấy tờ chứng minh bố, mẹ của người để lại di sản thừa kế | Bản chính/bản sao | |
Người được hưởng di sản thừa kế | Căn cước công dân | Bản chính/bản sao |
Giấy khai sinh để chứng minh có quyền hưởng di sản thừa kế từ bố, mẹ (người để lại di sản) | Bản chính/bản sao |
2. Khai nhận di sản thừa kế nhà đất ở đâu?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khai nhận di sản thừa kế liên hệ với đơn vị công chứng tại nơi có di sản (đối với đất đai) để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định.
3.Trình tự, thủ tục công chứng thừa kế nhà đất tại Đắk Nông
Chú ý: Người thực hiện khai nhận di sản thừa kế phải mang theo toàn bộ giấy tờ bản chính (nếu có).
Bước 2: Thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản
Trước khi ký Văn bản khai nhận di sản thừa kế, Công chứng viên sẽ kiểm tra lại hồ sơ thừa kế xem có đủ điều kiện ký hay không.
- Trường hợp đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Trường hợp sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết công khai Văn bản khai nhận di sản
Tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản và nơi có di sản (nếu là bất động sản).
Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Nội dung Văn bản niêm yết khai nhận di sản thừa kế phải nêu rõ các nội dung gồm:
- Họ, tên người để lại di sản;
- Họ, tên của những người khai nhận di sản;
- Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
- Danh mục di sản thừa kế.
Ngoài ra có một nội dung quan trọng khác trong thông báo niêm yết phải ghi rõ là: Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết
Thời gian niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế: Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Chú ý: Tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:
- Trường hợp di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
- Trường hợp di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.
Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản
Khi kết thúc 15 ngày niêm yết công khai mà không có bất kỳ có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ – Người nhận di sản thừa kế ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng sẽ soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả
Thư ký công chứng hoặc công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
4. Chi phí công chứng thừa kế nhà đất tại Đắk Nông
Mức phí công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được nêu chi tiết tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC. Theo đó, nguyên tắc tính phí Văn bản khai nhận di sản là dựa trên giá trị của di sản. Cụ thể:
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50.000 |
2 | Từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng | 100.000 |
3 | Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng – 3 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng – 5 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng – 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Ngoài ra, thù lao công chứng theo quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 sẽ do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận. Tuy nhiên, mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do từng UBND cấp tỉnh/thành phố ban hành.
Luật Việt Hưng tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất. Nếu khách hàng cần tư vấn thêm về thủ tục khai nhận di sản thừa kế hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
5. Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại Đắk Nông
Luật Việt Hưng sau khi nhận được yêu cầu dịch vụ và hồ sơ của khách hàng sẽ thực hiện:
- Tư vấn sơ bộ về hồ sơ và trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- Tư vấn hỗ trợ để hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ thừa kế không đầy đủ, không hợp lệ
- Soạn văn bản khai nhận di sản thừa kế và gửi lại khách hàng kiểm tra nội dung trước khi ký
- Hướng dẫn ký văn bản khai nhận di sản thừa kế
- Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho người nhận di sản thừa kế (đối với di sản thừa kế là nhà đất)
- Bàn giao lại cho khách hàng kết quả sau khi đã hoàn thành nội dung theo ủy quyền.
Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế tại tất cả các địa phương của Đắk Nông.
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại thành phố Gia Nghĩa
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại huyện Cư Jút, Đắk Nông
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại huyện Đắk Glong, Đắk Nông
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại huyện Đắk Mil, Đắk Nông
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại huyện Đắk Song, Đắk Nông
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
- Khai nhận di sản thừa kế nhà đất tại huyện Tuy Đức, Đắk Nông
Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG
VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024 6292 4060
Hotline: 0933 835 886
Website: luatviethung.com
Email: luatviethung01@gmail.com