skip to Main Content
Menu

Mẫu số 03-DS – Biên bản lấy lời khai của người làm chứng

Công ty Luật Việt Hưng giới thiệu và cung cấp Mẫu số 03-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

TÒA ÁN NHÂN DÂN ……….(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

LẤY LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

Hồi .…. giờ.…. phút ngày .…. tháng ….. năm…………………………………..

Tại:(2)…………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi:(3)…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

Tiến hành lấy lời khai của (4)……………………………………………………………

Địa chỉ:(5)……………………………………………………………………………………..

Là người làm chứng trong vụ án dân sự thụ lý số ……/TLST-……………… (6)

Về việc(7)……………………………………………………………………………………..

Thẩm phán giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.

Người làm chứng cam đoan khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, (8)…………………..……khai:

(9)………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.

………………(10) đã……………………………..(11), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.

 

NGƯỜI KHAI

(Ký tên, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)

 

 

(12)

 

 

 

 

THƯ KÝ TÒA ÁN

GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên,

 đóng dấu)

 

 

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03-DS:

(1) Ghi tên Tòa án tiến hành lấy lời khai; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm lấy lời khai.

(3) Tùy trường hợp mà ghi cụ thể. Nếu Thẩm phán lấy lời khai và tự mình ghi biên bản lấy lời khai thì ghi “Tôi là Nguyễn Văn A- Thẩm phán”; nếu Thẩm phán lấy lời khai và có Thư ký Tòa án ghi biên bản lất lời khai thì ghi “Chúng tôi: Nguyễn Văn A – Thẩm phán và Trần Thị B – Thư ký Tòa án”.

(4) và (5) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được lấy lời khai; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức và người đại diện của cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(6) Ghi số, năm, ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ ngày 05 tháng 4 năm 2017).

(7)  Ghi quan hệ tranh chấp.

(8) Ghi họ tên của người được lấy lời khai (ví dụ: Bà Trần Thị Q khai:).

(9) Ghi lời khai của người làm chứng.

(10) Chỉ ghi tên người làm chứng, tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi tên (ví dụ: Bà Q).

(11) Tùy từng trường hợp mà ghi “tự đọc” hoặc “nghe đọc”.

(12) Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người làm chứng (chứng kiến việc lấy lời khai) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản; trường hợp lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người khai theo quy định tại khoản 3 Điều 99 thì ghi rõ họ tên, chữ ký của người đại diện hợp pháp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG

VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 6292 4060 

Hotline: 0933 835 886

Website: luatviethung.com

Email: luatviethung01@gmail.com

Back To Top