Vài lưu ý khi xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội
Nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội luôn rất lớn. Để được tiến hành xây dựng thì người sử dụng đất hoặc chủ đầu tư có thể sẽ phải tiến hành thủ tục xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm được quy định về xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội. Nội dung bài viết này Luật Việt Hưng cung cấp một vài lưu ý khi xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội để khách hàng có thể nắm được.
Lưu ý 1: Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng tại Hà Nội
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
- Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác. Đồng thời có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
- Nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Lưu ý 2: Nguyên tắc cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội
Tại Điều 2 Quyết định 07/2022/QĐ-UBND hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội có quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng đánh giá công trình đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng trên cơ sở đối chiếu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, kết quả kiểm tra thực địa với các điều kiện quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng được thực hiện cấp phép xây dựng cho công trình khi thiết kế xây dựng điều chỉnh so với thiết kế cơ sở trong các trường hợp sau: làm tăng chiều cao công trình nhưng không vượt quá độ cao chướng ngại vật hàng không quy định tại văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, chiều cao đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, chiều cao tại các quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị (nếu có); điều chỉnh thiết kế do yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, kết cấu hoặc nâng cao tiện ích của công trình nhưng không vượt quá các chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận: mật độ xây dựng, số tầng, số lượng căn hộ.
- Trường hợp các công trình, dự án đề nghị cấp phép xây dựng nhưng thuộc đối tượng phải điều chỉnh thời hạn, tiến độ thực hiện dự án theo quy định về đầu tư thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét việc thực hiện đồng thời thủ tục cấp phép xây dựng với thủ tục điều chỉnh thời hạn, tiến độ dự án.
- Khi Ủy ban nhân dân cấp huyện điều chỉnh giấy phép xây dựng do mình cấp, nếu công trình sau điều chỉnh có quy mô từ cấp II trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định này trước khi giải quyết cấp phép xây dựng.
Lưu ý 3: Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng tại Hà Nội
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 07/2022/QĐ-UBND như sau:
“1. Ủy quyền việc cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố (không bao gồm nhà ở riêng lẻ với mọi quy mô):
a) Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (trừ các công trình xây dựng tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này);
b) Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc phạm vi quản lý;
c) Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cấp giấy phép xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II nằm trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc thuộc phạm vi quản lý.
2. Xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp đặc biệt:
a) Trường hợp nhà ở riêng lẻ nằm trên địa giới hành chính của hai quận, huyện, thị xã trở lên thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo địa chỉ lối vào chính của công trình;
b) Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp phép xây dựng thì Sở Xây dựng là cơ quan lựa chọn phương án thực hiện, thông báo cho các cơ quan liên quan và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.”
Lưu ý 4: Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn ở Hà Nội
Điều 4 Quyết định 07/2022/QĐ-UBND như sau:
– Quy mô công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
+ Công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng mới:
Tối đa bốn (04) tầng nổi, không xây dựng tầng lửng, tầng hầm hoặc bán hầm; chiều cao công trình tính đến mái tầng 4 không quá 15m; trên mái có thể có tum thang (tum thang chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tối đa không quá 3m).
+ Công trình, nhà ở riêng lẻ sửa chữa, cải tạo:
Quy mô sau khi sửa chữa cải tạo không vượt quá quy mô tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ có quy mô hiện trạng lớn hơn quy mô xác định nêu tại điểm a khoản này thì được sửa chữa, cải tạo giữ nguyên trạng (không tăng quy mô: diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, chiều cao, số tầng).
– Thời hạn tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn không quá 05 năm tính từ ngày được cấp giấy phép xây dựng. Khi hết thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn mà quy hoạch chưa thực hiện thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn khi chủ đầu tư có yêu cầu.
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ xin giấy phép xây dựng quận Đống Đa
- Dịch vụ xin giấy phép xây dựng quận Hà Đông
- Dịch vụ xin giấy phép xây dựng quận Cầu Giấy
- Dịch vụ xin giấy phép xây dựng quận Thanh Xuân
- Xin giấy phép xây dựng nhà dính quy hoạch
Trên đây Luật Việt Hưng cung cấp một vài lưu ý khi xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội. Quý khách hàng cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG
VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024 6292 4060
Hotline: 0933 835 886
Website: luatviethung.com
Email: luatviethung01@gmail.com