skip to Main Content
Menu

Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng?

Lời nói có thể trở thành di chúc không?trong trường hợp nào thì lời nói có thể trở thành di chúc?hay điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng là gì?

Xin hỏi luật sư, bố tôi tuổi cũng đã cao ông sợ không qua khỏi nên vừa rồi có gọi mẹ và 3 anh em tôi lại và nói để lại toàn bộ tài sản là nhà đất cho người anh cả (hiện đang bố mẹ tôi được vợ chồng người anh cả chăm sóc). Hiện tại bố tôi vẫn trong tình trạng sức khỏe yếu, bác sỹ tiên lượng tình trạng như thế sẽ kéo dài. Tôi và người em gái đều đã có gia đình riêng hiện cũng đang sinh sống và làm việc tại thành phố hơn nữa cũng không chăm sóc được bố mẹ lúc tuổi già nên cũng không đòi hỏi gì mà chỉ muốn hỏi nếu bố tôi nói như thế thì có được coi là di chúc không và có hợp pháp không?

Luật Việt Hưng tư vấn như sau: (mang tính tham khảo)

Xem thêm:

Điều 629 và Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng và điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng như sau:

” Điều 629. Di chúc miệng

  1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Khoản 5 Điều 630 quy định như sau:

“…5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Từ quy định trên có thể thấy điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng như sau:

  • Người để lại di chúc miệng phải đang ở trong tình trạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản được;
  • Người để lại di chúc miệng chết hoặc không còn minh mẫn, sang suốt sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày để lại di chúc miệng;
  • Người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau đó người làm chứng ghi chép lại, cùng điểm chỉ;
  • Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trờ lại với nội dung bạn hỏi, Luật Việt Hưng trao đổi một số lưu ý như sau:

  • Theo như bạn trình bày thì bố bạn sau khi để lại di chúc miệng đến thời điểm hiện tại sức khỏe vẫn còn yếu nhưng không rõ còn minh mẫn, sáng suốt hay không?
  • Tại thời điểm bố bạn để lại ý chí cuối cùng ấy có ai làm chứng không? Lưu ý là anh, chị em và mẹ bạn không thể là người làm chứng;
  • Bố bạn nói để lại toàn bộ tài sản kể cả nhà đất cho người anh cả nhưng nếu nhà đất đó là tài sản chung có cả tên mẹ của bạn hoặc đồng sở hữu khác thì di chúc miệng đó sẽ bị vô hiệu một phần vì bố bạn chỉ được định đoạt phần tài sản của mình mà thôi.

Nếu ý chí cuối cùng của bố bạn không đảm bảo các yếu tố nói trên thì tính hiệu lực hay tính hợp pháp của toàn bộ nội dung di chúc miệng mà bố bạn mong muốn để lại là không được đảm bảo. Do vậy, để ý chí cuối cùng của bố bạn trở thành di chúc miệng có hiệu lực hay điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng là phải tuân thủ các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, với trường hợp bố bạn sức khỏe yếu nhưng còn minh mẫn bạn có thể bàn với mọi người trong nhà tính các phương án khác, cụ thể ở đây là lập di chúc bằng văn bản được công chứng chứng thực nhằm đảm bảo tính hợp pháp của di chúc.

Trên đây là một số ý kiến trao đổi của chúng tôi về trường hợp của bạn. Mọi thắc mắc liên quan hoặc yêu cầu tư vấn pháp luật lĩnh vực thừa kế – di chúc, tính có hiệu lực của di chúc, điều kiện có hiệu lực của di chúc; điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng; khai nhận di sản thừa kế…khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Luật Việt Hưng qua hotline, email hoặc để lại lời nhắn để được trao đổi cũng như cung cấp dịch vụ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG

VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 6292 4060 

Hotline: 0933 835 886

Website: luatviethung.com

Email: luatviethung01@gmail.com

Back To Top