skip to Main Content
Menu

Nên nhờ ai làm chứng khi lập di chúc?

Người làm chứng cho việc lập di chúc là ai? liệu con cái, vợ hoặc chồng hay bố mẹ có làm chứng khi lập di chúc được không? Chào luật sư, tôi sống cạnh 2 vợ chồng một người hàng xóm năm nay tuổi đã cao. Vì tôi cũng hay sang nhà họ chơi những lúc rỗi, cuối tuần vừa rồi ông bà ấy sang nhà hỏi tôi về việc lập di chúc vì ông ấy muốn lập di chúc để lại tài sản cho con mà không muốn bà vợ biết (tôi cũng không rõ tại sao ông ấy lại không muốn cho vợ biết) làm tôi thấy khó xử. Ông ấy muốn tôi viết hộ và làm chứng khi ông ấy lập di chúc. Tôi không hiểu nếu tôi làm chứng có được không và có sao không? Vậy nhờ luật sư tư vấn và hỗ trợ giúp. cảm ơn.

Trả lời: (mang tính tham khảo)

Xem thêm:

Nội dung bạn hỏi Luật Việt Hưng trao đổi một số vấn đề liên quan như sau:

1. Người làm chứng cho việc lập di chúc

Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

  1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

Bạn là hàng xóm không thuộc một trong ba đối tượng nêu trên đồng thời có đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn thì hoàn toàn có thể trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc nói trên.

2. Người lập di chúc

Người lập di chúc trong trường hợp này phải đáp ứng được quy định tại Khoản 1 Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.”

3. Nội dung của di chúc

Khi lập di chúc định đoạt tài sản thì người lập di chúc cần phải đặc biệt quan tâm tới nội dung của di chúc để tránh trường hợp thiếu sót các thông tin dẫn tới trường hợp di chúc bị vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ gây tranh chấp hoặc khó khăn cho người nhận di sản thừa kế theo di chúc sau này. Cụ thể nội dung của di chúc cần tuân thủ quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nếu bạn cảm thấy khó xử và không muốn trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc bạn có thể giải thích cho họ hiểu và hướng dẫn họ tự lập di chúc mà không cần người làm chứng theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc giải thích cho họ hiểu để họ có thể liên hệ với công ty luật, văn phòng công chứng để lập di chúc.

Nếu cần tư vấn thêm các nội dung khác liên quan hoặc thực hiện dịch vụ bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Việt Hưng để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG

VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 6292 4060 

Hotline: 0933 835 886

Website: luatviethung.com

Email: luatviethung01@gmail.com

Back To Top