skip to Main Content
Menu

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có thể được giải thích bởi nhiều cách nhưng cách hiểu đơn giản nhất thì đây là thủ tục kê khai tài sản của người khác (đã chết) và làm thủ tục nhận tài sản của người đã chết một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nói một cách khác thủ tục khai nhận di sản thừa kế là cách mà một người, tổ chức thực hiện các thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không phải là của mình nhưng được pháp luật công nhận.

Xem thêm:

Pháp luật hiện nay không có quy định nào bắt buộc những người hưởng di sản thừa kế phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, tức không quy định đây là một nghĩa vụ do đó cũng không có hình phạt tương ứng hoặc không bị coi là vi phạm pháp luật. Việc một cá nhân tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đơn giản chỉ do xuất phát từ nhu cầu chiếm hữu tài sản của người đã chết để lại tài sản đồng thời người đó cũng không thực hiện được các quyền một cách đầy đủ của người sở hữu tài sản đó là các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Đặc biệt nếu di sản của người chết để lại là bất động sản, nhà đất nếu không khai nhận di sản thừa kế sẽ không làm thủ tục sang tên sổ đỏ chính chủ được (nhà đất là tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu).

Là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn pháp luật thừa kế nói riêng, Luật Việt Hưng đã thực hiện tư vấn cũng như cung cấp dịch vụ liên quan tới thủ tục khai nhận di sản thừa kế cho rất nhiều khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tài sản thừa kế thường là nhà đất, sổ tiết kiệm tại ngân hàng, cổ phần, cổ phiếu…

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có thể được tiến hành theo di chúc hoặc khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật.

Khai nhận di sản thừa theo di chúc chỉ đặt ra khi:

  • Người để lại di sản lập di chúc hợp pháp;
  • Người thừa kế không từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc;

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc gồm:

  • Di chúc hợp pháp;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Chứng minh nhân dân/căn cước/hộ chiếu/hộ khẩu của người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc;
  • Giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở;
  • Sơ yếu lý lịch của người hưởng thừa kế theo di chúc có xác nhận của địa phương nơi cư trú;
  • Giấy tờ chứng tử của người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (nếu đã chết);
  • Giấy tờ chứng minh không có người hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện khi:

  • Người để lại di sản không lập di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp – di chúc vô hiệu;
  • Di chúc không định đoạt hết tài sản của người để lại di sản;
  • Các đồng thừa kế đồng ý khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật (mặc dù có di chúc hợp pháp);
  • Có di chúc hợp pháp nhưng người hưởng di sản thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản;

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật gồm:

  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Chứng minh nhân dân/căn cước/hộ chiếu/hộ khẩu của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất;
  • Giấy khai sinh của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất;
  • Giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở;
  • Sơ yếu lý lịch của một trong những người được hưởng di sản thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất có xác nhận của địa phương nơi cư trú;

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT VIỆT HƯNG

VPGD: Phòng 2401 - Tòa nhà 24T1 - Đường Hoàng Đạo Thúy - P.Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 6292 4060 

Hotline: 0933 835 886

Website: luatviethung.com

Email: luatviethung01@gmail.com

Back To Top